Thứ sáu, 29/03/2024
Translate
Tìm kiếm
Giới thiệu chung VEIA
English
Tin tức và sự kiện
Doanh nghiệp hội viên VEIA
Xúc tiến thương mại
Dịch vụ trực tuyến B2B
Thế giới công nghệ
Xã hội điện tử-thông tin
Văn bản pháp quy
Hội viên Hiệp hội điện tử
English News and Events
Đại hội VEIA IV
Tạp chí Điện tử Vietnet24h, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam
Thông tin thời tiết

  Cập nhật: 02/01/2019
10 sự kiện CNTT-TT nổi bật năm 2018 do VietTimes bình chọn

Năm 2018, ngành Công nghệ thông tin và Truyền thông của Việt Nam đã có nhiều sự kiện đặc biệt, vui có, không vui cũng có. VietTimes xin bình chọn 10 sự kiện CNTT-TT đã có tác động sâu sắc đến đời sống xã hội.

10 sự kiện CNTT-TT tiêu biểu 2018

10 sự kiện CNTT-TT tiêu biểu 2018

1. Các nhà mạng chuyển đổi thuê bao 11 số về 10 số

Từ 0h ngày 15/9, 60 triệu thuê bao 11 số của các nhà mạng Vinaphone, MobiFone, Viettel, Vietnamobile đã chính thức được thu gọn thành 10 số. Sau khi hoàn tất chuyển đổi, khách hàng vẫn có thể quay số song song cả đầu số mới và cũ cho đến hết ngày 14/11/2018. Nếu khách hàng quay nhầm đầu số cũ, các nhà mạng vẫn tiếp tục gửi các thông báo cho đến hết ngày 30/6/2019. Việc chuyển đổi này bị nhiều người dân và doanh nghiệp đánh giá là gây phiền hà, tốn kém bởi họ sẽ phải mất công đi in lại danh thiếp và các giấy tờ liên quan.

2. Quốc hội thông qua Luật An ninh mạng

10 sự kiện CNTT-TT nổi bật năm 2018 do VietTimes bình chọn - ảnh 1

 (ảnh: TTXVN) 

Ngày 12/6, 423 trên tổng số 466 đại biểu Quốc hội đã thông qua Luật An ninh mạng. Bộ luật này gồm 7 chương, 43 điều quy định về bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội trên không gian mạng, cũng như quy định trách nhiệm của các cơ quan tổ chức và cá nhân có liên quan. Điều 26 của Luật cũng quy định doanh nghiệp nước ngoài có hoạt động thu thập, khai thác xử lý dữ liệu do người dùng Việt Nam tạo ra sẽ phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam. Điều này đã gây ra sự quan ngại rằng nếu doanh nghiệp nước ngoài ngừng cung cấp dịch vụ sẽ gây ảnh hưởng lớn đến việc truy cập thông tin và sử dụng dịch vụ của người dân.

3. Người dân chen nhau tại các điểm khai báo thông tin thuê bao trả trước

Hàng chục nghìn người đã đổ xô tới các điểm giao dịch trên toàn quốc để bổ sung thông tin thuê bao trả trước vì sợ bị khóa số. Theo Nghị định 49/2017/NĐ-CP, từ ngày 24/4/2018, tất cả thuê bao di động đều phải có thông tin chính xác (họ và tên, CMND, ngày cấp và nơi cấp…) bao gồm cả thông tin về đối tượng sử dụng số thuê bao đó và ảnh chụp chân dung của chủ thuê bao. Nếu chưa cập nhật hoặc thiếu thông tin, người dùng sẽ bị khóa một chiều. Theo thống kê từ Bộ Thông tin và Truyền thông, tính tới tháng 3/2018, vẫn còn 34 triệu thuê bao chưa đăng ký đầy đủ thông tin để phục vụ công tác quản lý viễn thông, hạn chế SIM rác và tin nhắn rác.

10 sự kiện CNTT-TT nổi bật năm 2018 do VietTimes bình chọn - ảnh 2

Sau khi các điểm giao dịch quá tải vì lượng người đến bổ sung thông tin quá đông, các nhà mạng đã phải lùi thời hạn bổ sung thông tin thuê bao thêm 1 tháng.  

4. BKAV ra mắt Bphone 3

Ngày 10/10/2018, công ty BKAV đã tiếp tục cho ra mắt mẫu điện thoại thông minh thế hệ thứ 3 – Bphone 3. Rút kinh nghiệm từ 2 phiên bản trước, Bphone 3 có thiết kế rất đẹp với viền mỏng, mặt lưng kính, bỏ đi nút Home vật lý và thích hợp các thao tác cử chỉ rất thuận tiện. Với giá bán 6,9 triệu và 9,9 triệu (bản cao cấp), Bphone 3 đã dần chinh phục được người dùng Việt. Sau 1 tháng lên kệ, BKAV đã bán được gần 10.000 chiếc Bphone 3, gần bằng doanh số bán Bphone 2 trong một năm.

10 sự kiện CNTT-TT nổi bật năm 2018 do VietTimes bình chọn - ảnh 3

5. Các thuê bao được phép chuyển mạng giữ nguyên số

Từ 16/11/2018, 3 nhà mạng VinaPhone, MobiFone và Viettel đã cho phép các thuê bao của mình được chuyển mạng mà vẫn giữ nguyên số. Các thuê bao của Vietnamobile muốn chuyển mạng giữ số phải chờ đến ngày 1/1/2019. Riêng nhà mạng Gmobile không thực hiện chương trình này.

Hiện tại thì chương trình mới chỉ áp dụng cho các thuê bao trả sau. Các thuê bao trả trước sẽ phải đợi sau 3 tháng mới được áp dụng chương trình này. Một điều kiện để các thuê bao được chuyển mạng giữ số là phải sử dụng dịch vụ của nhà mạng cũ ít nhất là 90 ngày trước khi đăng ký chuyển đi.

6. Uber rút khỏi thị trường Việt và sự ra đời của các doanh nghiệp taxi công nghệ cạnh tranh với Grab

Sau khi ngân hàng SoftBank (Nhật Bản) trở thành cổ đông của Uber, lãnh đạo hãng này đã quyết định rút khỏi thị trường Đông Nam Á để đổi lấy 27,5% cổ phần của Grab. Động thái này là để tránh khỏi sự cạnh tranh lẫn nhau khi cả hai công ty đều có cổ đông là SoftBank.

Đúng 0h ngày 9/4, Uber đã chính thức dừng hoạt động tại thị trường Việt Nam. Điều này đã gây ra một sự tiếc nuối lớn đối với những khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ của Uber. Tuy nhiên, đây lại là cơ hội để Grab thâu tóm thị trường. Nhưng Grab cũng đã không thể “một mình một ngựa” tại thị trường Việt Nam. Nhận thấy cơ hội được mở ra, nhiều doanh nghiệp Việt đã “nhảy” vào thị trường này. Liên tiếp các ứng dụng gọi xe được ra đời như VATO, T.Net, FastGo, be, và cả doanh nghiệp nước ngoài như Didi hay Go-jek (GoViet). Trong đó thành công nhất phải kể đến FastGo của công ty NextTech. Hiện FastGo đã có mặt ở 7 tỉnh thành tại Việt Nam và “lấn sân” sang cả thị trường Myanmar.

7. Hủy hợp đồng MobiFone mua AVG

10 sự kiện CNTT-TT nổi bật năm 2018 do VietTimes bình chọn - ảnh 4

 (ảnh: PLO)

Thương vụ MobiFone mua 95% cổ phần AVG được thực hiện từ năm 2015 với giá 8.900 tỷ đồng. Thực tế hoạt động của AVG cho thấy công ty này đang thua lỗ rất nặng. Tại thời điểm cuối tháng 3/2015, tổng tài sản của AVG là hơn 3.260 tỷ đồng, nợ phải trả hơn 1.266 tỷ đồng, giá trị của tài sản cố định là 208,5 tỷ đồng.

Thanh tra Chính phủ chỉ rõ, việc mua bán cổ phần này đã gây ra nguy cơ hiện hữu thiệt hại nghiêm trọng vốn nhà nước tại MobiFone khoảng 7.006 tỷ đồng, trong đó có khoản thiệt hại 1.134 tỷ đồng do mua nợ phải trả của AVG.

Đây là một vụ việc rất nghiêm trọng, theo ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư, ngày 13/3/2018, trên cơ sở thương vụ mua lại 95% cổ phần này chưa thực hiện xong, Bộ Thông tin và Truyền thông đã yêu cầu MobiFone đàm phán chấm dứt hợp đồng với AVG, thu hồi đầy đủ số vốn mà MobiFone đã bỏ ra.

Thanh tra Chính phủ xác định, đã có hàng loạt hành vi có dấu hiệu thiếu trách nhiệm, làm trái quy định trong việc việc lập, trình dự án đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư của MobiFone. Trong vụ việc này, nhiều quan chức của Bộ Thông tin Truyền thông và MobiFone đã bị cách chức và kỷ luật.

8. Xét xử vụ đánh bạc nghìn tỷ qua mạng

10 sự kiện CNTT-TT nổi bật năm 2018 do VietTimes bình chọn - ảnh 5

Đây là vụ án làm rúng động xã hội bởi có sự tham gia bảo kê của một số cán bộ cao cấp trong ngành công an. Lật lại vụ án, vào tháng 5/2017, công an Phú Thọ điều tra vụ lừa đảo chiếm đoạt 110 thẻ cào trị giá 55 triệu đồng qua Facebook. Sau đó đến tháng 7/2017, công an Phú Thọ bắt Lê Văn Huy là người đã lừa đảo để đánh bạc qua trang RikVip. Để triệt phá “ổ bạc” RikVip, cơ quan điều tra đã bắt giữ 2 nhân vật điều hành RikVip là Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam. Đến ngày 11/3/2018, Chủ tịch nước tước danh hiệu CAND đối với ông Nguyễn Thanh Hóa, nguyên Cục trưởng Cục phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50), Bộ Công an, khởi tố và bắt tạm giam ông Hóa về tội Tổ chức đánh bạc. 6/4/2018, cơ quan điều tra bắt tiếp ông Phan Văn Vĩnh, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an về tội Lạm dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Cả cựu tướng Vĩnh và tướng Hóa là những cán bộ cao cấp trong ngành công an nhưng đã bao che, tiếp tay cho hoạt động của “ổ bạc” RikVip.

Ngày 12/11 vừa qua, vụ án này đã được đưa ra xét xử sơ thẩm tại Tòa án Nhân dân tỉnh Phú Thọ. 92 bị cáo đến từ 24 tỉnh thành, 39 bị can bị bắt tạm giam. Số tiền lưu thông trong đường dây đánh bạc qua mạng được xác định là 9.500 tỷ. 3.450 tỷ là số tiền các bị can thu lợi bất chính. Cơ quan điều tra đã thu hồi được 1.500 tỷ.

9. Thành lập Ủy ban Quốc gia về Chính phủ Điện tử

Ngày 28/8/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Ủy ban Quốc gia về Chính phủ Điện tử trên cơ sở kiện toàn Ủy ban Quốc gia về ứng dụng CNTT. Thủ tướng Chính phủ giữ vai trò Chủ tịch Ủy ban. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam là Phó Chủ tịch Ủy ban. Ủy ban có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý thúc đẩy xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số; tạo thuận lợi cho việc triển khai Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại Việt Nam.

10. VinGroup cho ra mắt 4 mẫu điện thoại thông minh chỉ sau 6 tháng tuyên bố định hướng trở thành tập đoàn công nghệ

10 sự kiện CNTT-TT nổi bật năm 2018 do VietTimes bình chọn - ảnh 6

Ngày 21/8/2018, tập đoàn VinGroup đã ký kết thỏa thuận hợp tác với hơn 50 trường Đại học hàng đầu Việt Nam, đồng thời công bố định hướng trở thành tập đoàn công nghệ - công nghiệp – dịch vụ đẳng cấp quốc tế.

Với mảng công nghệ, VinGroup đã thành lập công ty VinTech, tách ra từ công ty VinSmart, đồng thời thành lập hai Viện nghiên cứu là Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn và Viện Nghiên cứu công nghệ cao Vin Hi-Tech.

Ngày 14/12/2018, VinSmart đã chính thức cho “ra lò” 4 mẫu điện thoại thông minh đầu tiên, đó là Vsmart Active 1+, Vsmart Active 1, Vsmart Joy 1+ và Vsmart Joy 1. Đây là 4 mẫu điện thoại thuộc phân khúc trung cấp và giá rẻ nhằm tiếp cận được với đại đa số người dùng.

Theo Viettimes.vn

  Trang trước    | Về đầu trang
Hiệp hội doanh nghiệp Điện tử Việt Nam
Hội Tin học Việt Nam
VAA
Hội tin học Thành Phố Hồ Chí Minh
Công ty TNHH MTV Hanel
Công ty CP Minh Việt
Trung tam TKNL Hanoi (ECC Hanoi)
Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng An Phát



www.veia.org.vn

HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
Trụ sở chính: Tầng 11, Tòa nhà MIPEC TOWER 229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội.
Tel: (84-4) 39332845 Fax: (84-4) 39332846
Email: hiephoidientu@veia.org.vn, Website: www.veia.org.vn

.Designed by Intecom ( Minh Việt JSC and HanelCom )